Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức web hosting cho người mới

Để xây dựng và vận hành nên một website, ứng dụng thì chắc chắn không thể thiếu hosting. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng và là một trong những yếu tố tiên quyết để bạn có thể bắt tay vào việc xây dựng một website và ứng dụng thành công, hiệu quả. Vậy Hosting là gì? Hosting hoạt động như thế nào? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu ngay sau đây.

Learn more »

 (vietnix.vn)

Để xây dựng và vận hành nên một website, ứng dụng thì chắc chắn không thể thiếu hosting. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng và là một trong những yếu tố tiên quyết để bạn có thể bắt tay vào việc xây dựng một website và ứng dụng thành công, hiệu quả. Vậy Hosting là gì? Hosting hoạt động như thế nào? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu ngay sau đây.

Hosting là gì?

Hosting (hay web hosting) là không gian lưu trữ dữ liệu được chia nhỏ từ các máy chủ (server), giúp bạn đăng tải dữ liệu và xuất bản websiteapp trên Internet.

Khi bạn đăng ký dịch vụ Hosting, nghĩa là bạn đang thuê một chỗ đặt chứa tất cả các file và dữ liệu cần thiết lên trên server để website của bạn có thể hoạt động được 24/7.

Hosting là không gian lưu trữ website của bạn trên internet
Hosting là không gian lưu trữ website của bạn trên internet

Máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Hosting sẽ có IP và đường truyền riêng với cấu hình rất cao, nên sẽ luôn hoạt động ổn định và bảo mật tốt. Máy chủ sẽ chạy xuyên suốt để 24/7 để website, app có thể hoạt động được liên tục, mọi lúc và mọi nơi.

Để hiểu rõ hơn về Hosting là gì? Phân biệt giữa Host và Server, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây từ Vietnix: Host là gì? Server là gì? So sánh Host và Server chi tiết.

Sự khác nhau giữa tên miền và web hosting là gì?

Một website muốn hoạt động và được nhiều người biết đến thì trang web đó phải có tên miền và sử dụng web hosting.

Hosting Domain
Hosting hay web hosting là không gian lưu trữ để xuất bản website hay ứng dụng lên internet. Domain hay tên miền là địa chỉ giúp nhận dạng hoặc một địa chỉ có tên của một địa điểm internet.
Hosting cung cấp không gian và tài nguyên để nơi lưu trữ dữ liệu website, trong đó có cả lưu trữ domain. Domain giúp phân biệt website của bạn với những website khác và mang dấu ấn thương hiệu riêng.
Hosting có thể thuê hoặc mua tùy nhu cầu sử dụng và các website có thể dùng chung Hosting với nhau. Tên miền của mỗi website đều phải được đăng kí theo đúng quy trình, tên miền là riêng biệt và không trùng nhau.
Bảng so sánh hosting và domain

Ví dụ như vietnix.vn. Khi một user muốn truy cập hoặc tìm kiếm một website nào đó, họ sẽ gõ tên miền lên thanh địa chỉ từ trình duyệt web và hosting sẽ chuyển tất cả dữ liệu website Vietnix lên khi họ truy cập vào.

VPS NVMe Single Post

Chương trình ra mắt dịch vụ VPS NVME tốc độ cao

Hosting hoạt động như thế nào?

Nội dung tiếp theo, Vietnix sẽ chia sẻ cách mà hosting hoạt động đối với khách hàng truy cập, người thuê hosting và cả nhà cung cấp dịch vụ, cụ thể như sau.

Hosting hoạt động từ 3 phía: người dùng, nhà cung cấp dịch vụ và người thuê hosting
Hosting hoạt động từ 3 phía: người dùng, nhà cung cấp dịch vụ và người thuê hosting

1. Đối với khách hàng truy cập website

Sau khi hoàn thành quá trình mua hosting và tải lên dữ liệu lên trang web, thì website của bạn về cơ bản sống trên một máy chủ. Người dùng có thể truy cập trang web đó bằng cách nhập địa chỉ trang web (tên miền) tương ứng vào trình duyệt web

Khi làm điều này, máy tính của họ sẽ kết nối với máy chủ mà trang web của bạn được lưu trữ. Sau đó, đến lượt máy chủ gửi các tệp bạn đã lưu trữ trên bộ nhớ để hiển thị cho khách truy cập web của bạn.

Giả sử khách truy cập muốn xem blog của bạn, máy chủ sẽ gửi blog đến màn hình trình duyệt của họ. Sau khi họ chọn một bài đăng trên blog cụ thể, máy chủ sẽ hiển thị bài đăng đó trên màn hình của khách hàng. 

2. Đối với nhà cung cấp dịch vụ hosting

Ở phía nhà cung cấp dịch vụ hosting (ví dụ như Vietnix), sẽ có trách nhiệm chuẩn bị hệ thống server lưu trữ cho người thuê hosting. Thường thì các gói hosting tại thị trường Việt Nam sẽ được tạo ra bằng cách chia sẻ tài nguyên của server đích thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn.

Nhà cung cấp sẽ tiến hành cấu hình và chia nhỏ dịch vụ hosting của họ ra nhiều gói khác nhau theo cấp bậc tăng dần. Mỗi loại gói sẽ đi kèm với khoản chi phí tương ứng.

Trong quá trình sử dụng web hosting, nếu người thuê có nhu cầu nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển thì nhà cung cấp sẽ tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.

3. Đối với người thuê hosting

Về phía người sử dụng hosting, họ chỉ cần tiến hành upload các file và dữ liệu liên quan lên không gian lưu trữ của mình sau đó cấu hình hoạt động cho phù hợp.

Thông thường, web hosting sẽ được thuê để lưu trữ các trang web. Trong trường hợp này, người thuê sẽ tiến hành xây dựng trang web và điều chỉnh để website phù hợp với mục đích ban đầu, có thể là kinh doanh, blog, tin tức,…

Nếu bạn muốn tự xây dựng hosting cho riêng mình, hãy tham khảo hướng dẫn tự tạo hosting tại nhà đơn giản và chính xác

Vì sao bạn cần phải sử dụng hosting?

Nếu bạn muốn kinh doanh online trên website và các vấn đề liên quan đến website thì không thể thiếu hosting. Nếu không có hosting thì website của bạn chỉ một mình bạn truy cập và thấy được. Khi sử dụng hosting thì trang web của bạn sẽ được nhiều người biết đến thông qua tên miền (domain) hoặc địa chỉ IP chính xác.

Ngoài ra, khi website hoạt động bạn có thể tận dụng chạy quảng cáo Google Ads và thực hiện SEO tiếp cận đến nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm hosting để kinh doanh và nhất là những website thương mại điện tử. Hãy tham khảo Top 5 hosting thương mại điện tử đáng mua nhất hiện nay

Hosting có ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Để trang web của mình được đăng lên Internet thì bạn cần phải có dịch vụ web hosting để nhờ đó mà khi người dùng có nhu cầu truy cập vào trang web của bạn thì họ sẽ thao tác bằng cách nhập địa chỉ trang web hoặc tên miền vào vào trình duyệt. Để từ đó máy tính của người dùng sẽ kết nối với máy tính của bạn, trang web sẽ được chuyển tới họ thông qua trình duyệt.

Web hosting cũng được coi là một trong những yếu tố mà Google sẽ cân nhắc website nào sẽ xuất hiện trên truy vấn tìm kiếm.

  • Website luôn hoạt động: Nếu như trang web của bạn gặp sự cố về hosting dẫn đến chuyển chế độ ngoại tuyến, thì khả năng cao bạn sẽ bị mất khách hàng tiềm năng, và hao hụt một lượng traffic đáng kể. Nếu như tình trạng này thường xuyên xảy ra thì khả năng cao trang web của bạn sẽ bị gắn cờ bởi Google và loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm.
  • Bảo mật: Nếu như trang web của bạn gặp phải nhà cung cấp hosting kém chất lương, độ bảo mật không đảm bảo thì rất dễ bị nhiễm phần mềm độc hại và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.
  • Nhà cung cấp có sự am hiểu về SEO: Nếu như nhà cung cấp hosting có kiến thức về SEO thì cấu trúc website của bạn sẽ có những hiệu quả rõ rệt về trải nghiệm người dùng và lưu lượng truy cập.

Nên lựa chọn gói hosting nào cho website WordPress?

2 gói hosting chuyên dụng nhất cho web WordPress là:

  • Cloud Hosting WordPress: Đây là dịch vụ lưu trữ đám mây được tối ưu hóa nhất, dịch vụ sẽ khá phù hợp đối với những cá nhân, doanh nghiệp muốn tạo website với mục đích để bán hàng, giới thiệu công ty, thương mại điện tử,…
  • Managed WordPress Hosting (MWP): Khi sử dụng gói hosting này bạn sẽ được hỗ trợ tối đa các vấn đề liên quan đến kỹ thuật về WordPress, giúp cho trang web của bạn sẽ được tối ưu trải nghiệm người dùng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng cường mức độ bảo mật.

Tổng hợp 10 loại hosting phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ hosting đều cung cấp nhiều loại hosting khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Các loại hosting phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

  1. Shared hosting
  2. VPS hosting
  3. Cloud hosting
  4. WordPress hosting
  5. Dedicated hosting
  6. SEO hosting
  7. Reseller hosting
  8. Email hosting
  9. Hosting Windows
  10. Hosting Linux
Một số loại hosting phổ biến hiện nay
Một số loại hosting phổ biến hiện nay

1. Shared hosting

Shared hosting là dịch vụ hosting phổ biến nhất hiện nay. Loại hosting chia sẻ này sử dụng nhiều website trên cùng một máy chủ vật lý, tất cả các domain đều dùng chung tài nguyên của máy chủ đó như CPU ​​và RAM.

Đặc biệt với shared hosting, bạn không cần nghĩ đến việc quản trị, bạn chỉ cần việc đưa dữ liệu, thông tin lên sử dụng theo đúng cấu hình gói mà bạn đã đăng ký với nhà cung cấp.

Ưu điểm

  • Chi phí thấp.
  • Thân thiên với mọi người, đặc biệt với những người mới bắt đầu (không cần biết nhiều đến kiến thức kỹ thuật).
  • Máy chủ có cấu hình sẵn.
  • Control panel đơn giản, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
  • Nhà cung cấp sẽ chịu trách quản lý và vận hành máy chủ.

Nhược điểm

  • Bạn không được toàn quyền kiểm soát cấu hình máy chủ.
  • Lưu lượng truy cập tăng nhanh từ các website khác có thể làm ảnh hưởng đến trang web của bạn.

Tuy nhiên, không chắc chắn việc các tài nguyên còn dư của bạn có bị ai đó hay website khác sử dụng hay không?

Shared hosting thường là những người sử dụng vào mục đích tạo landing page để bán hàng, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mới.

Hiện tại, Vietnix đang cung cấp dịch vụ shared hosting giá rẻ với chi phí chỉ từ 5,000đ/tháng và được tặng kèm nhiều theme và plugin WordPress hữu ích để xây dựng website.

Đăng ký shared hosting ngay!

2. VPS hosting

VPS hosting (hay máy chủ ảo) là sự kết hợp giữa shared hosting và dedicated server (máy chủ vật lý). Chúng được cài đặt ứng dụng ảo hóa để tạo ra nhiều máy chủ ảo khác.

Vì khi sử dụng máy chủ vật lý thường giá rất cao, cho nên gói VPS hosting ra đời với sự kết hợp cả 2 gói shared hosting và máy chủ vật lý, giúp người dùng vừa được toàn quyền sử dụng server vừa có giá thành rẻ hơn.

Ưu điểm

  • Được sở hữu tài nguyên máy chủ riêng.
  • Lượng truy cập tăng đột biến từ các website khác không làm ảnh hưởng đến hiệu năng của trang web bạn.
  • Được truy cập quyền root lên server.
  • Dễ dàng nâng cấp.
  • Khả năng tùy biến cao.

Nhược điểm

  • Chi phí thuê dịch vụ cao hơn shared hosting.
  • Cần hiểu biết về kỹ thuật và kiến thức về quản trị server.

3. Cloud hosting

Cloud hosting được chạy trên máy chủ cloud (cloud server) và hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây (cloud computing). Cloud hosting đang dần trở thành giải pháp đáng tin cậy trên thị trường vì khả năng downtime là dường như không xảy ra.

Ưu điểm

  • Khả năng downtime gần như không có.
  • Server gặp sự cố không ảnh hưởng đến website của bạn.
  • Tài nguyên được phân bổ theo nhu cầu sử dụng.
  • Thanh toán dựa vào mức độ sử dụng của bạn (dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu).
  • Khả năng mở rộng cao hơn VPS hosting.

Nhược điểm

  • Khó quản lý cost.
  • Không có quyên root lên server.

Điểm khác biệt giữa cloud hosting và các hosting truyền thống là chúng cho phép gộp tài nguyên của nhiều máy chủ vật lý bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa của VPS hosting.

Tham khảo ngay top 5 dịch vụ Java Hosting giá rẻ, chất lượng hiện nay

4. WordPess hosting

WordPress hosting là một phần của gói shared hosting nhưng được thiết kế riêng dành cho người sử dụng WordPress. Bạn chỉ việc đăng ký hosting này và sử dụng trực tiếp nền tảng WordPress được tích hợp sẵn trên hosting.

Ưu điểm

  • Chi phí thấp (có thể bằng giá với shared hosting).
  • Dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu.
  • Thao tác cài đặt đơn giản chỉ bằng 1 click chuột.
  • WordPress được cài đặt sẵn.

Nhược điểm

  • Chỉ nên dùng cho website WordPress .

5. Dedicated Hosting

Dedicated hosting chính là máy chủ vật lý và bạn có toàn quyền cao nhất đối với server của mình.

Máy chủ vật lý thường được các doanh nghiệp sử dụng, họ thuê server vật lý riêng từ nhà cung cấp. Họ sẽ biết nơi đặt hosting và toàn quyền điều hành, quyền sử dụng từ phần cứng đến cấu hình, cơ sở dữ liệu,… Tuy nhiên, để sử dụng dedicated hosting này cũng cần phải có kiến thức chuyên sâu để quản lý và thiết lập.

6. SEO hosting

SEO hosting là giải pháp hosting được tạo ra giúp cho các website cần tối ưu SEO. Mỗi tài khoản hosting sẽ có nhiều địa chỉ IP giúp chạy nhiều website trên cùng một tài khoản và các website sẽ có range IP khác nhau, không bị Google footprint.

Nếu hosting bình thường chỉ được xem là nơi lưu trữ, thì SEO hosting hỗ trợ được nhiều hơn cho những dự án SEO website bao gồm: tốc độ ổn định, hoạt động liên tục, có nhiều IP,… Bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức về SEO hosting trên blog của Vietnix.

Bên cạnh các loại hosting phổ biến kể trên, chúng ta vẫn còn các loại hosting khác như:

7. Reseller hosting

Reseller hosting là hình thức lưu trữ mà chủ sở hữu web hosting có khả năng sử dụng tài khoản của mình để phân bổ lại ổ cứng và băng thông cho người dùng cuối. Đây được xem như một hình thức đại lý web hosting, dựa vào phần chi phí chênh lệch để thu lợi nhuận.

8. Email hosting

Email hosting là một dịch vụ trong đó nhà cung cấp dịch vụ hosting thuê các email server cho người dùng của mình. Doanh nghiệp lớn thường chạy các dịch vụ email hosting theo tên miền của họ để tăng độ uy tín và chuyên nghiệp.

Nếu bạn đang tìm hiểu về dịch vụ này thì có thể xem qua hướng dẫn về email hosting của Vietnix.

9. Hosting Windows

Hosting Windows là dịch vụ lưu trữ được cài đặt trên máy chủ chạy hệ điều hành Windows. Nếu trang web của bạn được đặt trên hosting Windows thì sẽ dễ dàng cài đặt các ứng dụng, phần mềm của Microsoft hơn so với hosting Linux.

10. Hosting Linux

Hosting Linux là dịch vụ lưu trữ trang web trên một máy chủ được cài đặt hệ điều hành Linux. Dịch vụ hosting Linux có giá cả phải chăng, đặc biệt là khi so sánh với hosting Windows.

Nếu bạn đang phân giữa hosting Linux và hosting Windows thì hãy xem qua bài viết so sánh 2 loại hosting này của Vietnix nhé!

Các thông số cần biết khi mua web hosting

Khi bạn đã tìm hiểu kỹ các kiến thức về hosting là gì? Thì lúc này, bạn có thể xem qua các thông số và yếu tố để chọn gói hosting tốt nhất cho mình, bao gồm: Băng thông, hosting đặt ở đâu, dung lượng, tên miền,…. Dưới đây là các thông số mà các bạn cần lưu ý khi chọn gói hosting.

Các thông số CPU, RAM, dung lượng ổ cứng và domain là những thông số bạn cần biết
Các thông số CPU, RAM, dung lượng ổ cứng và domain là những thông số bạn cần biết

1. Băng thông của hosting là gì?

Băng thông của hosting (bandwidth hosting) là thông số dung lượng tối đa mà lượt truy cập người dùng có thể vào website thường được tính bằng Mbps.

Ví dụ nếu bạn tải một tệp tài liệu có kích thước là 1MB lên website và có 100 người dùng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông của hosting. Khi bạn thuê gói Hosting Premium 4 của Vietnix không giới hạn băng thông.

2. Dung lượng của hosting là gì?

Dung lượng của hosting là khoảng không gian mà bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Khi thuê một gói hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của hosting cũng giống như diện tích văn phòng mà bạn thuê.

Ví dụ bạn thuê gói Hosting Premium 4 của Vietnix có 3GB dung lượng.

3. CPU của hosting là gì?

CPU của hosting là thông số của CPU cũng như % CPU đang sử dụng của gói hosting. Thông thường gói hosting có CPU dao động từ khoảng 75% – 300%. Thông số CPU càng cao khả năng xử lý của hosting càng mạnh.

Ví dụ bạn thuê gói Hosting Premium 4 của Vietnix 2 core (200%) CPU.

4. RAM của hosting là gì?

Bất kỳ gói hosting nào cũng có thông số RAM, nó có thể chung RAM với các hosting khác hoặc xài một thanh RAM riêng biệt. Chỉ số của RAM càng cao thì website của bạn càng chạy mạnh hơn.

Ví dụ bạn thuê gói Hosting Premium 4 của Vietnix có 3GB RAM.

5. Số lượng tên miền trên hosting là gì?

Số lượng tên miền hay số lượng domain trên hosting chính là số website mà bạn có thể đặt được lên một gói hosting đó.

Ví dụ bạn thuê gói Hosting Premium 4 của Vietnix có 1 Domain.

Nên mua hosting Việt Nam hay hosting nước ngoài?

Về cơ bản, hosting Việt Nam hay hosting nước ngoài cũng đều thực hiện nhiệm vụ lưu trữ trang web như nhau. Chẳng qua là việc lựa chọn thuê hosting ở đâu còn phụ thuộc nhiều vào ý định của chủ trang web và tệp khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Trang web của bạn có tệp khách hàng chủ yếu ở các nước Châu Âu, khi sử dụng hosting Việt Nam thì bình thường không có vấn đề gì. Nhưng khi có sự cố cáp quang xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến việc truy cập vào website từ phía khách hàng. Ngược lại, nếu tệp khách hàng của bạn ở Việt Nam nhưng bạn sử dụng hosting nước ngoài thì cũng sẽ gặp phải những vấn đề tương tự.

So sánh Hosting Việt Nam Hosting nước ngoài
Ưu điểm – Băng thông trong nước lớn và khoảng cách địa lý gần giúp tốc độ đường truyền tốt.
– Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ giúp đôi bên tiếp cận thông tin dễ dàng.
– Thao tác thanh toán đơn giản.
– Xử lý/hỗ trợ nhanh và dễ hơn khi có sự cố.
– Có nhiều lựa chọn về gói hosting từ đó giảm bớt gánh nặng chi phí.
– Thường sở hữu datacenter riêng.
– Chất lượng hosting được đánh giá cao.
– Dịch vụ chuyên nghiệp (bán hàng, CSKH, hỗ trợ,…).
– Nhiều ưu đãi cho nhà phân phối/khách hàng.
Nhược điểm – Ảnh hưởng không tốt đến việc trao đổi thông tin đi nước ngoài/sự truy cập từ nước ngoài nếu có sự cố cáp quang. – Khoảng cách địa lý xa.
– Bất đồng ngôn ngữ và thời gian gây khó khăn trong việc hỗ trợ và tiếp nhận thông tin.
– Quy trình thanh toán phức tạp, phương thức thanh toán không thông dụng.
– Dễ vi phạm hợp đồng.
So sánh hosting tại Việt Nam và hosting nước ngoài

Từ đó, mỗi người có thể dựa vào mục đích phát triển web của mình cũng như vị trí của khách hàng để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất về việc nên sử dụng hosting Việt Nam hay nước ngoài.

So sánh hosting miễn phí và hosting trả phí?

Hosting miễn phí

Tiết kiệm chi phí ở mức tối đa là ưu điểm lớn nhất của hosting miễn phí, tuy nhiên cũng gặp khá nhiều nhược điểm ở gói hosting này:

  • Bạn sẽ phải tự xử lý nếu như gặp sự cố liên quan đến kỹ thuật
  • Gói hosting miễn phí có cấu hình thấp nên tốc độ tải trang của web sẽ rất chậm và gặp nhiều vấn đề bất cập khác.
  • Bắt buộc phải nâng cấp nếu như gặp các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Yêu cầu này đôi khi còn do nhà cung cấp đưa ra nếu như bạn muốn sử dụng tiếp.

Hosting trả phí

Một số ưu điểm của hosting trả phí như:

  • Bạn sẽ được toàn quyền kiểm soát với trang web của mình.
  • Sẽ được hỗ trợ kỹ thuật 24/7 và khắc phục vấn đề nhanh nhất cho khách hàng
  • Hosting trả phí sẽ đảm bảo cho khách hàng có được sự ổn định cao, dung lượng ổ đĩa lớn, băng thông không giới hạn.
  • Đảm bảo cho trang web hoạt động xuyên suốt, an toàn với độ bảo mật cao, hệ thống hoạt động ổn định.

Khi nào nên sử dụng hosting miễn phí và trả phí?

Tùy vào mục đích sử dụng của bản thân mà mỗi loại hosting trả phí và miễn phí sẽ có những cách sử dụng khác nhau, theo như quan điểm của Vietnix thì bạn nên sử dụng hosting miễn phí với các mục đích phi lợi nhuận như:

  • Tạo blog cá nhân
  • Thử nghiệm làm quen với website
  • Đam mê sáng tạo nội dung, muốn sử dụng để làm nơi chia sẻ cảm xúc, thỏa mãn đam mê.

Còn trong trường hợp bạn có ý đinh tạo dựng website với mục đích kinh doanh, xây dựng thương hiệu thì nên lựa chọn gói hosting trả phí từ các nhà cung cấp dịch vụ uy tín vì điều này sẽ đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả hoạt động cho website của bạn.

Cách lựa chọn hosting tốt cho người mới bắt đầu

Lựa chọn được hosting phù hợp

Hiện tại có 5 loại hosting phổ biến như:

  • Dedicated hosting
  • Shared hosting
  • VPS hosting
  • Cloud hosting
  • WordPress hosting

Tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn mà nên cân nhắc lựa chọn gói hosting sao cho phù hợp nhất

Tuy nhiên, Vietnix cũng khuyên bạn nên sử dụng gói khuyên bạn lựa chọn Cloud Hosting nếu bạn muốn tối ưu chi phí tốt nhất cùng với những tính năng ưu việt như: Uptime, 1-click-install,…. Hoặc WordPress Hosting nếu website của bạn chạy trên nền WordPress và bạn đang cần sự hỗ trợ tốt nhất về kỹ thuật, bảo mật, và tối ưu cho Website WordPress của mình.

Giá cả của hosting

Lựa giá hosting với mức giá phù hợp

Về mức giá của gói hosting sẽ dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng/tháng, phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây mà mức giá có thể thay đổi:

  • Thông số: số lượng tên miền, hệ điều hành, dung lượng lưu trữ và băng thông,..
  • Hình thức của gói hosting: Shared hosting, WordPress hosting, VPS hosting, Cloud hosting.
  • Thời gian duy trì của gói hosting đăng ký: Thông thường các gói hosting sẽ được bán theo năm, phụ thuộc vào số năm bạn đăng ký thì sẽ nhận được mức giá ưu đãi hơn so với đăng ký 1 năm riêng lẻ.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp

Cần lưu ý khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ cần để yếu tố dịch vụ chăm sóc khách hàng lên hàng đầu với những tiêu chí như: hỗ trợ khách hàng 24/7, khắc phục sự cố kỹ thuật nhanh và tối ưu nhất cho khách hàng.

Đặc biệt đối với gói dịch vụ cloud hosting thì điều này khá là quan trọng, nếu như website của bạn cần phải nâng cấp tài nguyên thì cần phải liên hệ ngay với nhà cung cấp, tránh trường hợp để người dùng có trải nghiệm không tốt khi truy cập website

Đặc biệt với Cloud Hosting điều này khá quan trọng. Nếu website của bạn đột nhiên cần nâng cấp tài nguyên hosting, bạn phải liên hệ ngay với nhà cung cấp. Tránh để người dùng có trải nghiệm không tốt khi truy cập website. Quá trình nâng cấp Cloud Hosting chỉ diễn ra trong vài phút, nhanh hơn so với các loại hosting khác. Nên việc liên lạc với nhà cung cấp khi có trục trặc là rất quan trọng.

Hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn hosting phù hợp với nhu cầu

Vietnix chia sẻ cho bạn cách lựa chọn gói hosting phù hợp với trang web của mình thông qua các yếu tố dưới đây:

  • Dung lượng lưu trữ: Mỗi gói hosting sẽ sở hữu mức dung lượng khác nhau, bạn cần phải lựa chọn gói hosting phù hợp với nhu cầu của mình
  • Cân nhắc số lượng domain mà bạn thêm được vào hosting
  • Băng thông: Tổng lưu lượng down và up file của hosting trong vòng một tháng
  • Ổ cứng HDD/SSD: So với ổ cứng HĐ thì ổ cứng SSD sẽ có giá thành cao hơn, giúp trang web của bạn sẽ có tốc độ truy cập tốt hơn rất nhiều.
  • Thời gian uptime: Đây là khoảng thời gian mà hosting liên tục hoạt động, thời gian uptime càng cao thì đồng nghĩa với việc lưu lượng truy cập website càng lớn.
  • Vị trí đặt máy chủ: Nếu như khách hàng của bạn chủ yếu ở Việt Nam thì bạn nên dùng web hosting trong nước. Bởi vì hosting trong nước sẽ có tốc độ truy cập cao hơn so với hosting đặt ở nước ngoài
  • Cân nhắc về mức giá của gói hosting: Tránh việc đăng ký gói hosting với mức giá quá thấp vì cơ bản sẽ không đảm bảo được nhu cầu của bạn khi sử dụng, tuy nhiên thì bạn cũng không nên chọn gói có mức giá quá cao so với nhu cầu gây lãng phí tài nguyên.


All the options and events can be found in official documentation

Please reload the page to view the responsive functionalities